Tổ Yến Bị Vàng – Nguyên Nhân Vì Sao?
Tổ yến bị vàng có sử dụng được không là thắc mắc của nhiều người khi nhìn thấy tổ yến không còn màu sắc nguyên vẹn như lúc mua về. Bài viết hôm nay sẽ cùng bạn tìm hiểu nguyên nhân vì sao tổ yến chuyển màu vàng.
Nội Dung Bài Viết
Tổ yến bị vàng: Nguyên nhân vì sao?
Trên thị trường, nếu phân loại theo màu sắc sẽ có 3 loại là huyết yến, hồng yến và bạch yến hay còn gọi là yến trắng. Trong bài viết hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu về yến trắng – loại yến được sử dụng phổ biến nhất trên thị trường hiện nay.
Đối với tổ yến thật nguyên chất sẽ không dễ xảy ra hiện tượng đổi màu, màu sắc của yến là màu trắng ngà đến hơi vàng, đây là màu sắc đặc trưng của loại sản phẩm bạch yến.
Tổ yến bị vàng có thể do một trong những nguyên nhân: Bảo quản sai cách, tổ yến bị oxy hóa hoặc do tổ yến bị tấm độn thêm một số chất.
Tổ yến bị vàng do bảo quản sai cách
Tổ yến bị vàng là tổ yến đã bị nhiễm khuẩn. Việc không đảm bảo trong quá trình vệ sinh, xử lý hay bảo quản tổ yến cũng có thể dẫn đến yến bị nhiễm những loại vi khuẩn lạ. Khi tổ yến bị nhiễm khuẩn, màu sắc tổ yến sẽ ngả vàng, có xuất hiện nấm mốc hay có mùi lạ, chất lượng sản phẩm bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Tổ yến bị vàng do yến bị oxy hóa
Tổ yến kém chất lượng nếu để trong thời gian càng dài mức độ oxy hóa sẽ ngày càng nặng. Đầu tiên là về màu sắc, tổ yến ban đầu hơi vàng sẽ chuyển sang vàng nhạt, sau đó đậm dần thậm chí chuyển màu nâu đen.
Kết cấu sợi yến không còn giữ được liên kết như ban đầu, khi bị oxy hóa các sợi này sẽ rời ra, lúc này tốt nhất là nên ngưng sử dụng sản phẩm hiện tại vì chất lượng đã bị biến đổi, nếu sử dụng có nguy cơ gây ra ngộ độc.
Tổ yến bị vàng do yến bị tẩm độn
Một trong những nguyên nhân dẫn đến tổ yến bị vàng là do bị tẩm độn thêm một số chất. Để tăng trọng lượng cho tổ yến, một số nơi đã dùng một số chất như đường, bột mì, lòng trắng trứng,… tẩm vào sợi yến. Sau một thời gian, tổ yến sẽ xuất hiện tình trạng ngả vàng, có mùi hắc khó chịu. Việc tẩm, độn các chất khác vào sợi yến gây ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế và sức khỏe người sử dụng.
Tổ yến để lâu bị vàng có ăn được không?
Tổ yến có màu vàng đồng nghĩa với việc chất lượng tổ yến đã bị ảnh hưởng, yến đã bị hư hỏng. Do đó không nên ăn tổ yến bị chuyển màu vàng để tránh các nguy cơ về sức khỏe.
Ăn tổ yến đã chuyển màu vàng có thể dẫn đến các vấn đề như đau bụng, nôm mửa, tiêu chảy,… thậm chí gây ra ngộ độc. Nếu tổ yến để lâu bị vàng, tốt nhất là không sử dụng và bỏ đi nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe cho chính bạn và người thân.
Cách nhận biết tổ yến giả cho người mới
Nếu bạn chưa có kinh nghiệm trong việc chọn mua và sử dụng tổ yến, sau đây là một vài cách nhận biết cơ bản để biết được tổ yến giả hoặc tổ yến kém chất lượng, tổ yến bị pha trộn tạp chất:
- Tổ yến mua về một thời gian thấy có hiệu tượng bị đổi màu- đây là loại tổ yến kém chất lượng.
- Tổ yến giả dùng tay bóp có độ mềm, dẻo, đàn hồi.
- Khi ngâm tổ yến trong nước, màu nước bị đổi – đây là loại yến đã bị độn tạp chất.
- Khi ngửi, có mùi hắc nồng và khó chịu – đây là loại yến đã bị độn thêm lòng trắng trứng.
- Khi đem đi chưng, tổ yến giả sẽ bị tan.
- Khi nếm thử, yến giả sẽ có vị ngọt do ngâm với đường.
Để tránh mua phải tổ yến bị vàng, bị hư hỏng hay kém chất lượng, bạn nên mua sản phẩm từ địa chỉ bán yến sào uy tín.
Hướng dẫn bảo quản không để tổ yến chuyển màu vàng
Bảo quản tổ yến thô
>> Xem thêm: Tổ yến thô là gì? Cấu tạo, phân loại, thời hạn sử dụng
Để bảo quản yến sào thô nguyên tổ, bạn nên cất giữ tại nơi khô ráo. Không nên để chỗ quá kín, có hơi ẩm sẽ làm hỏng tổ yến. Cũng không nên đặt nơi có ánh sáng chiếu vào vì ánh nắng có thể phá vỡ cấu trúc và thành phần dinh dưỡng của tổ yến.
Việc bảo quản yến thô được đánh giá là đơn giản nhất trong các loại tổ yến.
Bảo quản tổ yến sau khi làm sạch
>> Xem thêm: 1 tai yến chưng bao nhiêu nước?
Tổ yến sau khi được làm sạch nên để thật ráo nước, sau đó cho vào các hộp có nắp đậy kín và cho vào ngăn mát tủ lạnh. Với cách bảo quản này, bạn có thể sử dụng trong vòng tối đa là 1 tuần.
Nếu muốn bảo quản lâu hơn 1 tuần, sau khi làm sạch và để ráo nước, bạn cho vào hộp đậy thật kín và để trong ngăn đông tủ lạnh.
Nếu muốn bảo quản tổ yến làm sạch trong thời gian lâu hơn nữa, cần làm khô yến. Có thể dùng phương pháp sấy ở nhiệt độ vừa phải. Sau khi sấy thật khô, cho yến vào túi nilong sạch, hút chân không rồi bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát để sử dụng dần. Phương pháp này sẽ giúp yến sào sử dụng được trong thời gian dài hơn, tuy nhiên tốt nhất bạn vẫn không nên để quá lâu.
Lưu ý tuyệt đối không phơi trực tiếp tổ yến dưới ánh nắng mặt trời hoặc làm khô tổ yến bằng lò nướng, lò vi sóng vì sẽ làm mất dinh dưỡng của tổ yến.
Với những thông tin được chia sẻ ở trên, hy vọng bạn đã biết nguyên nhân tổ yến bị vàng và cách xử lý. Nếu còn thắc mắc về vấn đề gì, hãy truy cập website tienyensao.com hoặc liên hệ Hotline 0966.286.880 để được tư vấn, đặt mua yến sào chất lượng và nhận các chương trình ưu đãi nhé!